CÁC VẤN ĐỀ XOAY QUANH TỦ ĐIỆN HẠ THẾ

Phân biệt các loại DÂY ĐIỆN và CÁP ĐIỆN
Tìm hiểu và phân biệt đầu cốt phổ biến
TẠI SAO NÊN MUA MÁY PHÁT ĐIỆN TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ 4.0
Điện công nghiệp là gì? Những điều nên biết về điện công nghiệp
Biến tần và ứng dụng.

Cấu tạo tủ điện hạ thế

Thông thường tủ điện hạ thế có cấu tạo chính 2 phần đó là phần khung vỏ và phần bảng để lắp các thiết bị điện. Vỏ tủ điện hạ thế được làm từ tấm tôn sơn tĩnh điện hoặc mạ kẽm. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà có kích thước với độ dày khác nhau. Mỗi loại tủ đều có thiết kế quy chuẩn từng loại khác nhau

Bảng điện bên trong thông thường được cấu tạo từ một tấm tôn liền khối, hoặc là dạng ghép module… được thiết kế theo mẫu cố định dựa theo sơ đồ lắp đặt cho từng hệ thống

Tủ Điện » Cơ Điện Hà Nội

Chức năng của tủ điện hạ thế là gì?

 

Tủ hạ thế đóng vai trò quan trọng và không thể thiết trong việc điều hòa và đảm bảo sự an toàn cho cả hệ thống điện. Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng, tủ điện hạ thế có thể được thiết kế cho phù hợp, Tuy nhiên, dù có thay đổi thế nào thì, chức năng của tủ điện hạ thế vẫn đảm bảo những đáp ứng sau:

Bảo vệ các thiết bị điện trọng yếu trong hệ thống điện bên trong như: thiết bị chuyển mạch, bảng cầu chì, rơ-le, dụng cụ đo chỉ thị… trước những tác động cơ học, hóa học của môi trường tới hoạt động của các thiết bị trên. Từ đó, tạo sự ổn định, an toàn cho sự vận hành cả một hệ thống

Có thể nói, điện hạ thế như là một lớp màng bảo vệ tính mạng con người, hạn chế mức tối đa những nguy có bị điện giật trực tiếp hoặc gián tiếp

Với những chức năng trên thì việc lắp tủ hạ thế là vô cùng quan trọng và thiết yếu khi xây dựng hệ thống điện.

Phân loại:

  • Tủ điện phân phối tổng MSB: Được thiết kế nhiều ngăn riêng biệt, lắp sau các trạm hạ thế, có chức năng là đóng hoặc ngắt, bảo vệ an toàn cho hệ thống điện phụ tải
  • Tủ điện phân phối DB: Đây là loại tủ có thiết kế nhỏ, để chứa các MCB/RCCB, đèn báo pha, cầu chì sử dụng trong mạng điện hạ thế trong chung cư, công trình, nhà xưởng. Nhiệm vụ chính của tụ điện này là phân phối điện cho 1 nhóm thiết bị hoặc thiết bị đầu cuối như máy bơm, động cơ,…
  • Tủ điện ATS: Đây là thiết bị giúp chuyển đổi nguồn tự động, giúp máy phát tự khởi động và đóng điện cho phụ tải khi gặp sự cố mất điện, bảo vệ lưới điện và máy phát khi gặp các tình huống như mất pha, mất trung tính, sụt áp,…
  • Tủ điện bù công suất phản kháng:  Đây là loại tủ có chức năng làm tăng hệ số công suất bằng cách sử dụng bộ tụ bù làm nguồn công suất phản kháng. Nó chủ yếu được sử dụng  trong phòng kỹ thuật ở các công trình.