Đơn vị thi công xây dựng nhà máy - Thi công xây dựng xưởng sản xuất

Phân biệt các loại DÂY ĐIỆN và CÁP ĐIỆN
Tìm hiểu và phân biệt đầu cốt phổ biến
TẠI SAO NÊN MUA MÁY PHÁT ĐIỆN TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ 4.0
Điện công nghiệp là gì? Những điều nên biết về điện công nghiệp
CÁC VẤN ĐỀ XOAY QUANH TỦ ĐIỆN HẠ THẾ

Các bước chuẩn bị cho đầu tư thi công xây dựng nhà máy, nhà kho và vận hành sử dụng;

Bước 1: Lên phương án sơ bộ sao cho; nhu cầu sử dụng, nguồn vốn đầu tư, quỹ đất xây dựng, các quy định về xây dựng và định hướng phát triển tương lai.

Bước 2: Lên phương án lập hồ sơ về đầu tư xây dựng; Khảo sát địa chất, thiết kế hồ sơ kỹ thuật thi công.

Bước 3: Thiết lập giấy tờ; Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, xin giấy phép hệ thống PCCC, làm giấy cấp phép thi công.

Bước 4: Khởi công xây dựng công trình, Thi công xây dựng công trình, lắp đặt hệ thống máy móc và thiết bị sản xuất(nếu có), tiến hành nghiệm thu bàn giao công trình, nghiệm thu hệ thống PCCC.

Bước 5: Làm hoàn công công trình với cơ quan chủ quản trên địa bàn để có giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình.

Bước 6: Vận hành sử dụng công trình và kiểm tra bảo hành, bảo trì công trình trong suốt quá trình sử dụng.

 

Giới thiệu chung:

Thi công xây dựng nhà máy chính là bước khởi đầu cũng như nan giải nhất của các chủ đầu tư, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Trước khi khởi công nhà máy thì xoay quanh các nhà đầu tư luôn là những câu hỏi như các phân bố diện tích, vật liệu xây dựng, quy mô công trình lớn nhỏ, tiến độ vê thời gian, chi phí xây dựng,...

Sau đây Tân Hoàng Phát sẽ phổ biến thêm cho quý khách về quy trình các bước cần thiết khi thi công xây dựng nhà máy, cũng như các điều cần lưu ý trong quá trình triển khai để quý khách có thể chọn cho mình phương án hoàn hảo nhất.

 

 

Lập sơ đồ thi công xây dựng nhà xưởng theo quy trình

 

Lập sơ đồ xây dựng là bước đầu quan trọng nhất bởi vì khi bắt tay vào thi công, chi phí sẽ rất cao và còn những khoản phát sinh. Lập kế hoạch có dự tính trước tuy có tốn về mặt thời gian nhưng nó lại giúp cho nhà đầu tư và chủ xây dựng nắm bắt được mọi thứ, tiến hành đúng theo nhu cầu sản xuất, giảm thiểu chi phí phát sinh, những sự cố nhầm lẫn trong lúc thi công, tối ưu hóa khoản tiền phải chi trả, hoàn thành công trình đúng theo thời gian dự kiến.

 Quá trình lập sơ đồ diễn ra trong 2 bước:

 

Lập sơ đồ thi công xây dựng nhà máy theo tiến độ sơ bộ

 

Hiểu được nhu cầu của nhà đầu tư xây dựng trong quá trình tư vấn, các kĩ sư kiến trúc sẽ gom những thông tin chi tiết thông qua các bản vẽ sơ đồ. Phụ thuộc vào chuyên ngành làm việc, dây chuyền sản xuất và các máy móc công nghệ nên quy mô của từng nhà máy cũng có phần khác nhau. Bảng vẽ tổng thể, chi tiết từng gian phòng và kĩ thuật vẽ siêu chân thực sẽ giúp nhà đầu tư nhìn chi tiết hơn về nhà máy tương lai.

Về mật độ, hạng mục xây dựng, các đường đi bên trong, lối thoát hiểm, hoạt động PCCC, cây cối thực vật,... đều được thể hiện rõ ở giai đoạn bản vẽ này.

 

Bản vẽ thi công xây dựng nhà máy nhà xưởng theo quy trình

 

 

Bản vẽ thi công xây dựng nhà máy là giai đoạn kế tiếp, cũng là nắm vai trò chủ chốt của công trình. Các chi tiết cấu tạo về mặt kiến trúc, quy trình đổ nền móng, lắp đặt khing thép, các chi tiết giúp liên kết với nhau, hạng mục xây dựng,... đều được thể hiện qua bản vẽ này:

  • Nhà kho
  • Xưởng sản xuất
  • Văn phòng
  • Gian bếp
  • Mạch điện
  • Trạm phát sóng
  • Nơi để xe, nhà bảo vệ
  • Của ra vào, tường, cổng,...

Giai đoạn đăng ký cấp phép xây dựng cũng được thực hiện cùng lúc với bản vẽ này.

Đây cũng là nền móng cho toàn bộ hoạt động xây dựng, sản xuất của nhà máy sau này.

 

Bắt tay thi công xây dựng trên công trình theo quy trình đã lập

 

Cơ bản thi công xây dựng nhà máy có 5 bước, tuy nhiên vẫn có thể thay đổi tùy vào lĩnh vực sản xuất khác nhau:

  • Thi công đổ nền móng cho công trình.
  • Chọn và áp dụng khuôn thép tốt cho xưởng sản xuất.
  • Lắp đặt xưởng tiền chế và gắn mái tôn, mái che.
  • Bố trí đặt các thiết bị công nghệ sau khi hoàn thành công trình nhà máy.
  • Lắp đặt các thiết bị chuyên ngành, thiết bị dùng cho quy trình sản xuất.

 

 

Thi công xây dựng theo tiêu chuẩn nền móng nhà máy

 

Sau khi hoàn thiện các bước khởi đầu, bên nhà xây dựng sẽ bắt đầu phần đổ nền móng cho nhà máy. Ta sẽ lựa chọn giữa việc đặt nền móng đơn hay móng cọc tùy vào địa hình địa lí và nhu cầu hoạt động của nhà máy. Để ăn khớp với các cột thép nhà máy, cần chú ý khi đổ bê tông phải có sự liên kêt với quá trình đặt bu lông móng. Sau khi đổ bê tông cho nền móng, bên phía xây dựng sẽ đổ đắt trực tiếp và làm cứng đất, tạo sự vững chắc để chuẩn bị cho khâu tiếp theo.

 

Thi công xây dựng theo quy trình khung thép tiền chế nhà máy

 

Giai đoạn này được thục hiện song song với phần đổ nền móng để có thể lắp đặt thép tiền chế ngay khi phần đổ nền móng đã đạt đủ độ cứng, thi công 2 giai đoạn song song sẽ giúp tiến độ thi công diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.

 

Thi công xây dựng khung thép nhà máy

 

Yếu tố an toàn và chất lượng phải được ưu tiên hàng đầu trong các giai đoạn thi công xây dựng nhà máy, tránh sự rủi ro không đáng có ở mức đáng kể.

 

 

Thi công xây dựng hạng mục nhà máy hoàn thiện theo chuẩn quy trình

 

Ngay sau khi công tác lắp dựng kết cấu thép hoàn thành là công tác hoàn thiện như xây tường bao, ốp lát trần thạch cao, sàn...

Ốp trần bằng thạch cao, lót gạch cho sàn, hoàn thiện các mảng tường, cửa kính, cửa sổ, cổng,...

 

 

Thi công xây dựng đường điện nhà máy chuẩn

 

Thi công xây dựng.

 

Hoàn thành thi công xây dựng nhà máy, bàn giao và báo cáo tiến độ

 

Vậy là Tân Hoàng Phát đã phổ biến cho quý khách để hiểu rõ hơn về hạng mục thi công xây dựng nhà máy. Nếu quý khách có nhu cầu hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ sau:

 

LIÊN HỆ VĂN PHÒNG
Công ty TNHH thiết kế và đầu tư xây dựng Tân Hoàng Phát
ĐC: Tầng 5, Tòa Central point 219 Trung Kính, Yên Hòa Cầu Giấy, TP Hà nội
 Website: http://diencongnghiep.top
 Email: diencongnghiep.top@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/congtytanhoangphat
Hotline: 0911.066.518, 0969.002.382