Nhà thầu M&E

Phân biệt các loại DÂY ĐIỆN và CÁP ĐIỆN
Tìm hiểu và phân biệt đầu cốt phổ biến
TẠI SAO NÊN MUA MÁY PHÁT ĐIỆN TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ 4.0
Điện công nghiệp là gì? Những điều nên biết về điện công nghiệp
CÁC VẤN ĐỀ XOAY QUANH TỦ ĐIỆN HẠ THẾ

Tân Hoàng Phát xin chào bạn đọc!

Nhà thầu M&E hay còn gọi là nhà thầu cơ điện là một ngành đầy triển vọng trong quá trình đô thị hoá nhanh chóng hiện nay.

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là:

 

Đôi nét về kỹ sư, nhà thầu M&E

Nhà thầu M&E là gì?

M&E (Mechanical and Electrical Engineer) hay còn gọi là cơ điện, đó tên gọi chung cho các kỹ sư nhà thầu làm trong các hạng mục Cơ Điện tòa nhà.

KỸ SƯ M&E Mechanical and Electrical Engineer LÀ GÌ

Một người Kỹ sư M&E không cần thiết phải am hiểu cả phần cơ khí (Mechanical) lẫn phần điện (Electrical).

Trong đó:

  • Phần Mechanical trong công trình chiếm khối lượng lớn là vào hạng mục Điều hòa không khí (Heating Ventilation Air Conditioning, gọi tắt là HVAC). Các phần khác của Mechanical còn có Phòng cháy, chữa cháy (Fire alarm and Fighting), Cấp thoát nước (Plumbing and Sanitary – P&S), cung cấp gas LPG và khí nén.

KỸ SƯ M&E Mechanical and Electrical Engineer LÀ GÌ

  • Phần Electrical bao gồm các hạng mục liên quan đến Điện: phân phối, cung cấp điện; Chiếu sáng (lighting); Điều khiển (control system); Điện nhẹ (Extra low voltage-ELV).

KỸ SƯ M&E Mechanical and Electrical Engineer LÀ GÌ

 

 

Tuy mỗi người kỹ sư đều có từng hạng mục chuyên nghiệp riêng của bản thân nhưng đồng thời họ cũng có những kiến thức cơ bản về các hạng mục khác trong lĩnh vực M&E. Ngoài ra, các công việc mà Kỹ sư M&E đảm nhận cũng có sự liên quan và phối hợp lẫn nhau cả M và E.

 

Kỹ sư nhà thầu M&E làm gì? 

 

  • Khảo sát hiện trường, lập bản vẽ thiết kế cho công trình.
  • Phối hợp với chủ đầu tư, đơn vị tư vấn giám sát để chốt phương án thiết kế, thi công.
  • Lập bảng kê chi tiết khối lượng công trình, báo cáo với chủ đầu tư.
  • Lập kế hoạch, tổ chức việc thi công, lắp đặt hệ thống M&E theo thời gian quy định.
  • Giám sát chặt chẽ quá trình làm việc của đội thi công theo hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn đã được thẩm định, kịp thời đưa ra những phương án xử lý khi có vấn đề phát sinh. Đảm bảo chất lượng công trình và vấn đề an toàn cho người lao động.
  • Phối hợp tổ chức công tác nghiệm thu công trình, tiến hành chỉnh sửa theo yêu cầu (nếu có).
  • Làm các báo cáo công việc định kỳ cho chủ đầu tư, công ty quản lý
  • Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của cấp trên.

 

Mức lương của Kỹ sư nhà thầu M&E?

 

 

Mức lương cơ bản của các Kỹ sư M&E trên thị trường hiện nay dao động vào khoảng 8 – 15 triệu VND. Chưa kể, hầu như tất cả các công trình đều có hệ thống M&E từ trụ sở làm việc, trung tâm thương mại, khách sạn, bệnh viện, trường học đến các công trình công cộng như sân bay, cáp treo, casino, các công trình chung cư cao tầng, cho đến các Nhà Máy công nghiệp, thậm chí nông nghiệp…

Qua đó có thể thấy được Kỹ sư M&E là một ngành đầy tiềm năng phát triển trong môi trường Đô Thị hoá nhanh chóng từ thành thị đến nông thôn hiện nay.

 

M&E bao gồm những hạng mục nào?

 

  • Thi công lắp đặt hệ thống thoát nước, thông cống: 1 căn nhà không thể thiếu được nguồn nước sinh hoạt, đây là nhu cầu thiết yếu của chúng ta. Và nhà thầu M&E chính là dịch vụ thiết kế và vận hành mọi thứ về hệ thống nước trong nhà: cấp nước cho người sử dụng, giải thoát nguồn nước thải sinh hoạt ra bên ngoài và giúp các công cụ vận hành nguồn nước được diễn ra suôn sẻ.
  • Các hoạt động mang lại nguồn không khí trong lành: Ở các công trình hay xưởng sản xuất quy mô lớn thì việc cân bằng không khí bên trong là vô cùng cần thiết. Nhà thầu M&E sẽ mang lại nguồn không khí trong lành, mát mẻ giúp hơi thở con người được lưu thông tốt, trạnh ngạt hoặc các khí độc tấn công.
  • Thi công các hệ thống cứu hỏa bên trong ngôi nhà, xưởng: bao gồm hệ thống báo cháy và dập tắt đám cháy tự động. Đây là khâu quan trọng, bảo vệ tính mạng của nhiều người trong trường hợp hi hữu, với sơ đồ cứu hỏa tốt chúng sẽ hoạt động cực kì hiệu quả.

  • Hệ thống điện nặng, điện nhẹ: Phần này cũng chính là bước quan trọng nhất của M&E. Các nhà thầu sẽ cung cấp và thiết lập mạng lưới phục vụ cho các hoạt động trong nhà và làm việc đối với các công ty. Hệ thống điện chia làm 2 loại:

 

Giới thiệu Nhà Thầu Cơ Điện M&E - Nhà Thầu Cơ Điện, Công Ty Cơ Điện M&E,  Thi Công Cơ Điện

 

Nhà thầu M&E điện nặng

 

  • Hệ thống Submain power supply (cung cấp nguồn điện cho sinh hoạt, sản xuất, làm việc, chiếu sáng,...)
  • Hệ thống Lighting (chiếu sáng thông minh)
  • Hệ thống Socket outlet (cắm điện)
  • Hệ thống Emergency lighting: đèn chiếu sáng khi có tín hiệu (đèn thoát hiểm, báo động)
  • Hệ thống Earthing system (tiếp địa)
  • Hệ thống Lightning protection system (chống sét: cột thu lôi, cọc tiếp địa,...)

 

Nhà thầu M&E điện nhẹ

 

  • Hệ thống Data network system: (mạng Internet, mạng LAN)
  • Hệ thống Telephone system (dùng cho điện thoại di động, điện thoại bàn, máy fax)
  • Hệ thống Supervisior system & Security (bảo vệ an ninh, giám sát)
  • Hệ thống Public address system (PA)

 

Trở thành kỹ sư M&E

Làm thế nào để trở thành kỹ sư M&E?

 

1. Như chúng ta đã biết, hệ thống M&E có rất nhiều lĩnh vực: Điện nặng (Điện động lực, Trạm, đường dây Trung và Cao Thế…) và Điện nhẹ (Phone System; ASControl; CCTV; PA; FACP;…) Bạn cảm thấy mình yêu thích hoặc có năng lực về mảng nào thì cố gắng tìm hiểu chuyên sâu về mảng ấy.

2. Đọc hiểu thông thạo các bản vẽ về thi công hệ thống M&E là kỹ năng tất yếu.

3. Đọc hiểu được bản vẽ kiến trúc và xây dựng cơ bản cũng rất quan trọng.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH KỸ SƯ THI CÔNG HỆ THỐNG M&E?4. Nắm vững các kiến thức chuyên môn và tất cả các quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành trong nước. Sau khi đi thi công, giám sát công trình sẽ bổ sung thêm kiến thức thực tế và một số quy chuẩn, tiêu chuẩn nước ngoài (BS; AS; NFPA…)

5. Tham dự hội thảo, học hỏi kinh nghiệm, đi học thêm các khoá chuyên đề của các trường đại học như Đại học Kiến Trúc, Đại học Bách Khoa, Trung tâm máy tính Đại học Khoa học tự nhiên,… để tiếp thu kiến thức thực tế về thi công hệ thống M&E từ giảng viên và được giải đáp thắc mắc của bản thân trong quá trình học và làm việc.

6. Sử dụng thông thạo autocad và các phần mềm hỗ trợ vẽ kỹ thuật,..

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH KỸ SƯ THI CÔNG HỆ THỐNG M&E?

7. Tìm tòi và học hỏi thêm các mảng khác ngoài mảng bạn yêu thích trong lĩnh vực M&E như: Hệ thống Điều hòa không khí, Cấp thoát nước, Hệ thống chữa cháy; Hệ thống báo cháy trong công trình,..

8. Cải thiện khả năng tiếng Anh, nhất là tiếng Anh chuyên ngành. Nó sẽ giúp bạn tiếp cận và kịp thời nắm bắt các cơ hội thành công.

 

Khi trở thành kỹ sư M&E bạn phải làm những gì?

 

1. Lên kế hoạch, tổ chức và thi công hệ thống M&E theo thời gian quy định.

2. Có mối quan hệ tốt với khách hàng và đội thi công để tăng hiệu quả trong quá trình thiết kế và thi công hệ thống M&E.

3. Giám sát chặt chẽ quá trình thi công và xử lý kịp thời tình huống xấu phát sinh.

4. Triển khai hệ thống QA/QC và An toàn trên công trường.

5. Hướng dẫn đội thi công triển khai các thông số kỹ thuật và thi công theo đúng ý tưởng của bản vẽ thiết kế có sẵn. Đồng thời có sự điều chỉnh hợp lý để phù hợp với thực tế.

6. Trước khi gửi yêu cầu nghiệm thu cho Chủ đầu tư, cần giám sát cẩn thận công tác thi công để đảm bảo về mặt chất lượng.

7. Tuân thủ các quy định của công ty về công tác thi công để duy trì môi trường làm việc an toàn, hiệu quả.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH KỸ SƯ THI CÔNG HỆ THỐNG M&E?

8. Thực hiện các quy trình quản lý chất lượng ISO.

9. Lập bảng thống kê khối lượng (BoQ) cho công trường.

Qua đó, ta có thể thấy được để trở thành một kỹ sư M&E thực thụ không phải điều dễ dàng. Đó là quá trình không ngừng trau dồi, rèn luyện và làm mới bản thân. 

Tất nhiên, không có bất cứ công việc nào là dễ dàng, kỹ sư M&E cũng vậy. Công sức bạn bỏ ra càng nhiều thì “thu hoạch” càng phong phú!

 

LIÊN HỆ VĂN PHÒNG
Công ty TNHH thiết kế và đầu tư xây dựng Tân Hoàng Phát
ĐC: Tầng 5, Tòa Central point 219 Trung Kính, Yên Hòa Cầu Giấy, TP Hà nội
 Website: http://diencongnghiep.top
 Email: diencongnghiep.top@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/congtytanhoangphat
Hotline: 0911.066.518, 0969.002.382